Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
139631

về thăm chiến khu Ngọc Trạo

Ngày 18/04/2018 00:00:00

Những ngày thu tháng 8, về lại mảnh đất chiến khu Ngọc Trạo cảm nhận một không khí vui tươi, phấn khởi của người dân nơi đây hướng tới kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 và 75 năm thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19/9/1941 - 19/9/2016). Trên mảnh đất đạn lửa chiến tranh ngày nào, giờ thay thế bởi màu xanh của mía, ngô, sắn, của những ngôi nhà ngói đỏ, cao tầng, nằm ven con đường bê tông trải dài khắp các thôn, xóm.

Còn nhớ cách đây 75 năm, vào những năm 1940 - 1941, Ngọc Trạo với vị trí đặc biệt quan trọng và khá thuận lợi nên được Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định chọn làm căn cứ địa cách mạng của tỉnh. Đêm 19/9/1941 tại hang Treo, trong ánh đuốc bập bùng và dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội du kích Ngọc Trạo - tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Thanh Hóa chính thức được thành lập gồm 21 chiến sĩ. Đây là một trong những đội du kích thoát ly sớm nhất sau khi triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) đánh dấu bước ngoặt về sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Thanh Hóa.

Với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân Ngọc Trạo đã hết lòng đùm bọc, che chở cho các chiến sĩ cách mạng, bí mật quyên góp lương thực, muối, vải, tiền để rèn đúc vũ khí, ủng hộ du kích, động viên con cháu gia nhập lực lượng tự vệ, du kích ở chiến khu. Nhiều cơ sở cách mạng đã nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ và du kích như những người ruột thịt trong gia đình, chia sẻ từng cọng rau, bát cơm, manh áo... Nhờ đó, du kích Ngọc Trạo đã phát triển lên tới 40 người, sau 1 tháng lên tới 83 người. Đầu tháng 10/1941, hơn 100 chiến sĩ tự vệ được tuyển từ 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân được tập kết tại làng Đa Ngọc (thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Định) nhưng bị địch phát hiện và đã huy động lính khố xanh truy quét lực lượng này.

Tiếp đó, chúng mở một chiến dịch bao vây và tiến công vào chiến khu Ngọc Trạo hòng “xóa sổ” căn cứ địa cách mạng khi còn trong “trứng nước”. Cuộc chiến đấu giữa đội du kích Ngọc Trạo và bọn lính khố xanh diễn ra hết sức ác liệt. Nhưng do quân địch đông, được trang bị súng hiện đại nên một số đồng chí trong đội quân du kích đã anh dũng hy sinh. Nhận thấy tình hình nguy cấp, tối ngày 25/10/1941, ban chỉ huy chiến khu đã quyết định cho toàn đội quân du kích vượt vòng vây tập kết tại đình làng Cẩm Bào (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để bảo toàn lực lượng.

Chiến khu Ngọc Trạo bị tan rã, các chiến sĩ Ngọc Trạo phần lớn bị bắt, tù đày, số ít thoát được vẫn tham gia hoạt động bí mật. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, để rồi tinh thần ấy ngày càng lan tỏa khắp mọi miền quê trong tỉnh, trở thành ngọn lửa thổi bùng lên phong trào cách mạng của các dân tộc tỉnh Thanh, góp phần để Đảng bộ tỉnh có thêm kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, kết hợp với sức mạnh chính trị với sức mạnh vũ trang, chỉ đạo khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân.

Di tích Chiến khu Ngọc Trạo từng bước được tôn tạo xứng đáng với tầm vóc của chiến khu cách mạng quốc gia.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, mỗi người con của mảnh đất Chiến khu Ngọc Trạo luôn phát huy truyền thống anh hùng, nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương ngày càng no ấm. Năm nay đã 86 tuổi, cụ Bùi Thị Năng, thôn Ngọc Long không giấu nổi xúc động khi nhớ lại những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp của quê hương Ngọc Trạo. Ngày ấy cụ chưa đầy 10 tuổi nhưng cảm nhận không khí sôi nổi, hừng hực đấu tranh của cha anh mình bảo vệ quê hương. Chiến tranh đã đi qua, có được cuộc sống bình yên, cơm no, áo ấm như ngày hôm nay, cụ nói một phần nhờ ơn Đảng, Nhà nước chỉ lối, dẫn đường.

Những năm gần đây, kinh tế đã có bước tăng trưởng nhanh hơn nhờ năng động chuyển đổi mô hình trồng trọt, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng ổn định. Ngọc Trạo hôm nay đã có nhiều nhà cửa kiên cố, khang trang, con em được đầu tư học hành, làm kinh tế. Thế nên hộ nghèo giảm từ 27,2% (năm 2010) xuống còn 13,21% (năm 2016), tỷ lệ hộ cận nghèo 8,6%. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, gắn với tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế.

Xã Ngọc Trạo đã ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2020 xã đạt chuẩn quốc gia xây dựng NTM. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức tự hào dân tộc, cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Trạo luôn quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, phối hợp với các nhà trường tổ chức nhiều buổi ngoại khóa, giúp các em hiểu hơn về lịch sử của dân tộc và của quê hương.

Bà Phạm Thị Băng - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Trạo cho biết: Phát huy truyền thống anh dũng của quê hương cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Ngọc Trạo luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh xây dựng quê hương ngày một đổi mới gắn với thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Cùng với sự nỗ lực địa phương, được sự quan tâm của Nhà nước di tích chiến khu Ngọc Trạo từng bước được tôn tạo xứng đáng với tầm vóc của một chiến khu cách mạng cấp quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, được đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

Hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo 19/9, xã đã phát động phong trào thi đua lập thành tích trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, không khí thi đua rất sôi nổi, thiết thực ở các thôn, xóm trên địa bàn toàn xã.

Nguồn:baochinhphu.vn

về thăm chiến khu Ngọc Trạo

Đăng lúc: 18/04/2018 00:00:00 (GMT+7)

Những ngày thu tháng 8, về lại mảnh đất chiến khu Ngọc Trạo cảm nhận một không khí vui tươi, phấn khởi của người dân nơi đây hướng tới kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 và 75 năm thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19/9/1941 - 19/9/2016). Trên mảnh đất đạn lửa chiến tranh ngày nào, giờ thay thế bởi màu xanh của mía, ngô, sắn, của những ngôi nhà ngói đỏ, cao tầng, nằm ven con đường bê tông trải dài khắp các thôn, xóm.

Còn nhớ cách đây 75 năm, vào những năm 1940 - 1941, Ngọc Trạo với vị trí đặc biệt quan trọng và khá thuận lợi nên được Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định chọn làm căn cứ địa cách mạng của tỉnh. Đêm 19/9/1941 tại hang Treo, trong ánh đuốc bập bùng và dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội du kích Ngọc Trạo - tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Thanh Hóa chính thức được thành lập gồm 21 chiến sĩ. Đây là một trong những đội du kích thoát ly sớm nhất sau khi triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) đánh dấu bước ngoặt về sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Thanh Hóa.

Với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân Ngọc Trạo đã hết lòng đùm bọc, che chở cho các chiến sĩ cách mạng, bí mật quyên góp lương thực, muối, vải, tiền để rèn đúc vũ khí, ủng hộ du kích, động viên con cháu gia nhập lực lượng tự vệ, du kích ở chiến khu. Nhiều cơ sở cách mạng đã nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ và du kích như những người ruột thịt trong gia đình, chia sẻ từng cọng rau, bát cơm, manh áo... Nhờ đó, du kích Ngọc Trạo đã phát triển lên tới 40 người, sau 1 tháng lên tới 83 người. Đầu tháng 10/1941, hơn 100 chiến sĩ tự vệ được tuyển từ 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân được tập kết tại làng Đa Ngọc (thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Định) nhưng bị địch phát hiện và đã huy động lính khố xanh truy quét lực lượng này.

Tiếp đó, chúng mở một chiến dịch bao vây và tiến công vào chiến khu Ngọc Trạo hòng “xóa sổ” căn cứ địa cách mạng khi còn trong “trứng nước”. Cuộc chiến đấu giữa đội du kích Ngọc Trạo và bọn lính khố xanh diễn ra hết sức ác liệt. Nhưng do quân địch đông, được trang bị súng hiện đại nên một số đồng chí trong đội quân du kích đã anh dũng hy sinh. Nhận thấy tình hình nguy cấp, tối ngày 25/10/1941, ban chỉ huy chiến khu đã quyết định cho toàn đội quân du kích vượt vòng vây tập kết tại đình làng Cẩm Bào (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để bảo toàn lực lượng.

Chiến khu Ngọc Trạo bị tan rã, các chiến sĩ Ngọc Trạo phần lớn bị bắt, tù đày, số ít thoát được vẫn tham gia hoạt động bí mật. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, để rồi tinh thần ấy ngày càng lan tỏa khắp mọi miền quê trong tỉnh, trở thành ngọn lửa thổi bùng lên phong trào cách mạng của các dân tộc tỉnh Thanh, góp phần để Đảng bộ tỉnh có thêm kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, kết hợp với sức mạnh chính trị với sức mạnh vũ trang, chỉ đạo khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân.

Di tích Chiến khu Ngọc Trạo từng bước được tôn tạo xứng đáng với tầm vóc của chiến khu cách mạng quốc gia.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, mỗi người con của mảnh đất Chiến khu Ngọc Trạo luôn phát huy truyền thống anh hùng, nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương ngày càng no ấm. Năm nay đã 86 tuổi, cụ Bùi Thị Năng, thôn Ngọc Long không giấu nổi xúc động khi nhớ lại những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp của quê hương Ngọc Trạo. Ngày ấy cụ chưa đầy 10 tuổi nhưng cảm nhận không khí sôi nổi, hừng hực đấu tranh của cha anh mình bảo vệ quê hương. Chiến tranh đã đi qua, có được cuộc sống bình yên, cơm no, áo ấm như ngày hôm nay, cụ nói một phần nhờ ơn Đảng, Nhà nước chỉ lối, dẫn đường.

Những năm gần đây, kinh tế đã có bước tăng trưởng nhanh hơn nhờ năng động chuyển đổi mô hình trồng trọt, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng ổn định. Ngọc Trạo hôm nay đã có nhiều nhà cửa kiên cố, khang trang, con em được đầu tư học hành, làm kinh tế. Thế nên hộ nghèo giảm từ 27,2% (năm 2010) xuống còn 13,21% (năm 2016), tỷ lệ hộ cận nghèo 8,6%. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, gắn với tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế.

Xã Ngọc Trạo đã ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung xây dựng NTM, phấn đấu đến năm 2020 xã đạt chuẩn quốc gia xây dựng NTM. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức tự hào dân tộc, cấp ủy, chính quyền xã Ngọc Trạo luôn quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, phối hợp với các nhà trường tổ chức nhiều buổi ngoại khóa, giúp các em hiểu hơn về lịch sử của dân tộc và của quê hương.

Bà Phạm Thị Băng - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Trạo cho biết: Phát huy truyền thống anh dũng của quê hương cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Ngọc Trạo luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh xây dựng quê hương ngày một đổi mới gắn với thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Cùng với sự nỗ lực địa phương, được sự quan tâm của Nhà nước di tích chiến khu Ngọc Trạo từng bước được tôn tạo xứng đáng với tầm vóc của một chiến khu cách mạng cấp quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, được đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

Hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo 19/9, xã đã phát động phong trào thi đua lập thành tích trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tổ chức cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, không khí thi đua rất sôi nổi, thiết thực ở các thôn, xóm trên địa bàn toàn xã.

Nguồn:baochinhphu.vn

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC