Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
139631

Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Ngày 13/08/2019 00:00:00

Sáng ngày 13/8/2019 tại hội trường UBND xã Ngọc Trạo, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Ngọc Trạo đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Sáng ngày 13/8/2019 tại hội trường UBND xã Ngọc Trạo, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Ngọc Trạo đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Về dự và chỉ đạo hội nghị có Đ/c Nguyễn Minh Tuân - Ủy viên BTV- Trưởng ban dân vận huyện ủy – Chủ tịch UBMTTQ huyện Thạch Thành. Đ/c Đỗ Thị Phiến Ủy viên BCH Đảng bộ huyện – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành. Về dự hội nghị có các đồng chí trong BTV Đảng ủy, BCH Đảng bộ xã, thành viên BCĐ XDNTM, đại diện MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cùng các đồng chí Bí thư, trưởng thôn, hiệu trưởng các trường, Giám đốc HTX DV NN Ngọc Tiến, Trạm trưởng trạm y tế, trạm trưởng trạm BVRPH Ngọc An, trưởng phó Công an, Quân sự. Và đại diện 9 tập thể và 19 cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong XDNTM giai đoạn 2010-2020 được biểu dương tôn vinh.

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:

Ngọc Trạo là một xã thuộc huyện miền núi của huyện Thạch Thành, cách trung tâm huyện 15km về phía Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 1.676 ha, dân số là 4.326 nhân khẩu, có 05 thôn, 3 Trường học, 1 Trạm Y tế và 1 Trạm BQLRPH Thạch Thành.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Ngọc Trạo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng; bộ mặt nông thôn thực sự đổi mới và khởi sắc, các công trình nhà cửa khang trang, đường giao thông thuận tiện, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và văn hoá tinh thần được nâng lên, nhân dân phấn khởi tích cực tăng gia lao động sản xuất để nâng cao thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

1- Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cùng các Sở, ngành tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện. Từ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được triển khai kịp thời từ trong Đảng ra đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới.

2- Khó khăn:

Là xã có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí có nâng lên nhưng chưa đồng đều; Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí qui định, nhưng mức độ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, như giao thông, môi trường chưa đạt chuẩn theo tiêu chí.

Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới khi đi vào thực tế không phù hợp phải kiến nghị thay đổi, điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hầu hết đều đồng thuận cao cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, nhưng từng lúc vẫn có một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện mà chưa thấy vai trò chủ thể của mình. Đối với nguồn nhân lực cán bộ xã, thôn còn hạn chế nên việc vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhiều lúc đạt kết quả còn thấp.

Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Công tác chỉ đạo điều hành trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã từng lúc chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu quyết liệt.

Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới nên còn gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện.

Về mặt địa lý không thuận lợi, tài nguyên khoáng sản không có, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

II- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1- Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình:

- Từ Năm 2011, Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã Ban hành quyết định số 21-QĐ/ĐU ngày 01/12/2011 về thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch số 04 KH/ĐU ngày 05/12/2011 về tổ chức xây dựng hệ thống chính trị theo tiêu chí NTM, đồng thời phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới;

Năm 2011 Đảng bộ xã đã ra Quyết định số 21-QĐ/ĐU ngày 17/12/2011 về thành lập BCĐ xây dựng Chương trình xây dựng NTM.

Đảng bộ đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do Đ/C Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó ban; xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, và các bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo;

- UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới để điều hành thực hiện các tiêu chí, quản lý xây dựng các dự án, mô hình đồng thời tiếp nhận nguồn vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng, về phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thành lập các tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã về công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, đề án; công tác tuyên truyền và vận động.

+ Thành lập 06 Ban phát triển nông thôn mưới cấp thôn để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời phát động thi đua xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cho các hộ ký cam kết xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch của thôn...

- Hàng năm, thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM của xã; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ và các quy đinh, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và huyện.

2- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và cơ chế chính sách

2.1- Các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện:

- Quyết định số 21 –QĐ/ĐU ngày 13/12/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình XDNTM trên địa bàn xã .

- Quyết định số 22-QĐ/ĐU ngày 15/12/2011 của Đảng ủy xã về phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐ xã phụ trách các thôn và các tiêu chí.

- Kế hoạch số 07-KH/ĐU ngày 17/12/2011 về việc tổ chức xây dựng hệ thống chính trị theo tiêu chí NTM.

- Quyết định số 15-QĐ/ĐU ngày 21/01/2012 về việc thành lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

- Quyết định số 35 QĐ – UBND ngày 11/03/2012 về việc thành lập ban quản lý XDNTM.

- Quyết định số 03/QĐ/ĐU ngày 15/03/2014 về việc kiện toàn BCĐ xây dựng NTM xã.

- Quyết định số 103/QĐ – UBND ngày 17/03/2014 về việc kiện toàn BQL XDNTM xã.

- Thông báo số 114/TB –UBND ngày 21/03/2014 về việc phân công thành viên ban quản lý xây dựng NTM xã.

- Kế hoạch số 13/KH – UBND ngày 09/04/2015 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 05/04/2016 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 11/KH – UBND ngày 07/04/2017 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 19/KH – UBND ngày 25/04/2018 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

2.2- Các cơ chế hỗ trợ của xã trong xây dựng nông thôn mới:

Để tạo động lực khuyến khích các thôn trong xây dựng các tiêu chí về xây dựng cơ bản, về hoạt động văn hoá – tinh thần, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Hàng năm, Tỉnh, Huyện, xã triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ như:

- Hỗ trợ kinh phí, xi măng cho các thôn, nhóm hộ nâng cấp đường giao thông nông thôn – mương tiêu thoát nước khu dân cư, lề đường;

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong dịp lễ kỷ niệm 30/4 và Quốc khánh 2/9, 19/9, Tết cổ truyền;

- Hỗ trợ kinh phí cho các Trường học trong xã nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng – dạy;

- Hỗ trợ kinh phí phát triển trang trại;

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới nhà văn hoá thôn thôn Ngọc Thanh với số tiền 400 triệu đồng.

3- Công tác tuyên truyền:

- Đảng uỷ xã bàn hành các nghị quyết về xây dựng nông thôn mới trong các năm từ 2011-2019 nhằm cụ thể các nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gắn với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong 9 năm Đảng uỷ đã tổ chức trên 50 hội nghị để quán triệt, chỉ đạo tuyên truyền các nội dung, kế hoạch tới các đảng viên trong Đảng bộ học tập và thực hiện.

- Đã chỉ đạo các ngành đoàn thể, bộ phận chuyên môn tuyên truyền về mục tiêu xây dựng nông thôn mới tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã thông qua các hình thức như băng zôn, khẩu hiệu, truyền thanh, kết quả đã tổ chức trên 130 hội nghị; dựng trên 135 pano, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng NTM; tổ chức biên tập và phát sóng hơn 170 tin bài trên đài truyền thanh xã, thôn.

- Ở xã đã thành lập Tổ tuyên truyền, tổ vận động để tham mưu cho Ban chỉ đạo xã nội dung tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM, đồng thời phối hợp với các thôn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường GTNT; Ngoài ra, xã đã thành lập trang thông tin điện xã Ngọc Trạo để đăng các tin bài, các kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới để nhân dân trong và ngoài xã nắm bắt, chia sẻ... điều đặc biệt là từ khi đưa vào hoạt động đã khích lệ được rất nhiều con - em thành đạt của địa phương đang học tập, công tác ở mọi miền tổ quốc chung sức, ủng hộ kinh phí về địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng như Đường bê tông, Cổng làng, Nhà văn hóa thôn và các thiết chế văn hoá ...

- Ủy ban MTTQ xã đã thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới ” gắn với xây dựng nông thôn mới bằng các phong trào như: Tổ chức hội Nông dân, Hội CCB thực hiện đoạn đường tự quản, Hội Phụ nữ với phong trào “Năm không, ba sạch”; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB với phong trào trồng hoa thay cỏ dại trên các trục đường ....

- Đảng ủy xã đã chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc thi: “Bí thư chi bộ giỏi”, hội thi “Hội thi Phụ nữ chung tay xây dựng NTM”, đoàn thanh niên tổ chức hội thi tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. các hội thi đấu TDTT hành năm đã góp phần tích cực trong việc đoàn kết, kêu gọi các tầng lớp nhân dân trong xã đồng thuận hưởng ứng và chung sức xây dựng nông thôn mới

4- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình:

Hàng năm, Ban chỉ đạo xã đã phối hợp với cấp trên để cử cán bộ đi tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn với tổng số cán bộ tham gia 27 người (tập huấn tại tỉnh 4 người, tại huyện 6 người và tại xã 17 người).

Việc tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt ở địa phương, đặc biệt ở cấp thôn sau khi được tập huấn đã chủ động trong việc xây dựng nghị quyết, kế hoạch, nội dung công việc để tổ chức cho nhân dân thực hiện, việc quản lý kinh phí từ nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình của thôn được chặt chẽ, công khai, dân chủ, thu - chi rõ ràng tạo được lòng tin của nhân dân.

III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.

1- Công tác lập quy hoạch:

Có Quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2226/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 5 năm 2012 của UBND huyện Huyện Thạch Thành.

- Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; đã hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

- Có quy chế quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nội dung quy hoạch nông thôn mới được xây dựng lồng ghép từ 3 quy hoạch chuyên ngành gồm:

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Quy hoạch phát triển đất nông nghiệp;

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường, phát triển các khu dân cư mới trên địa bàn xã.

2- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:

Từ năm 2011 khi bước vào xây dựng nông thôn mới, ĐU-HĐND-UBND xã xác định mục tiêu xây dựng NTM phải gắn liền với cuộc sống người dân được nâng cao. Chính vì vậy việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của xã, tăng thu nhập cho người dân, tạo sự phát triển mạnh về kinh tế được Đảng ủy và chính quyền quan tâm hàng đầu.

2.1- Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp:

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông, Trường dạy nghề huyện, phòng Nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, , Nghề thêu ren, mây tre đan, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nhân dân trên địa bàn xã.

Xã Ngọc Trạo được hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Dự án máy cấy không động cơ, máy cày công nghiệp 3 cái.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã, quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn, thực hiện sản xuất đúng theo quy hoạch và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc sử dụng tài nguyên đất đai được hợp lý, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao; lượng sản xuất hàng hóa ra trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản luôn được duy trì và tăng qua các năm, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho nhân dân trong xã. Giá trị làm ra của một lao động nông thôn tăng bình quân tăng 350% so với năm bắt đầu xây dựng NTM (Tăng từ 1,6 triệu triệu đồng/lao động/tháng lên 5,6 triệu đồng/lao động/tháng). Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 36,4 triệu đồng/người/năm, tăng 25,8 triệu đồng/ người so với năm 2011.

b. Công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:

Song song với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua cấp ủy Đảng và chính quyền xã đã không ngừng tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế chính sách hỗ trợ, nhằm phát triển đa dạng hóa các ngành nghề, hoạt động dịch vụ thương mại, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đến năm 2018, trên địa bàn xã có 05 doanh nghiệp; 01 HTX-NN&DV hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có 05 cơ sở sản xuất gạch không nung, có 11 hộ nghề mộc – đồ gỗ mỹ nghệ, 05 hộ cơ khí , ngoài ra trên địa xã còn có trên 152 hộ cá thể tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực ngành nghề khác.

- Dịch vụ thương mại, ngành nghề nông thôn có bước phát triển mạnh góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Công tác xuất khẩu lao động đến nay toàn xã có 63 lao động đi xuất khẩu, thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thu nhập bình quân ước tính 40- 50 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm đem về nguồn thu nhập lớn cho địa phương. Lao động tại các công ty may và các công ty khác khoảng hơn 1000 lao động

- Phong trào của các đoàn thể như: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên về sản xuất kinh doanh giỏi được phát động hàng năm, đem lại kết quả cao, có hàng trăm hộ đạt gia đình sản xuất và kinh doanh giỏi.

c- Kết quả nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân:

Chính những nỗ lực vì đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển nhưng phải bền vững, đến nay đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập bình quân đầu người trong xã năm 2011 mới đạt 10,6 triệu đồng/người/năm, đến năm 2018 đạt 36,4 triệu đồng/người/năm, và đến năm 2019 Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người là 40 triệu đồng/người/năm.

- Phong trào “Vì người nghèo” được toàn thể nhân dân, các ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm đặc biệt trong chương trình xây dựng nông thôn mới; Hàng năm có nhiều hình thức giúp đỡ hộ nghèo trong cuộc sống, phát triển kinh tế … như Hội CCB, Hội phụ nữ xã, hội nông dân, Đoàn Thanh niên xã tổ chức phối hợp với ngân hàng nông nghiệp, chính sách hướng dẫn cho các hộ vay các nguồn vốn ưu đãi phát triên kinh tế, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng. Kết quả, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã 117 hộ bằng 11,54%, đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm còn 80 hộ bằng 7,31%.

3- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

3.1- Giao thông nông thôn:

- Trong giai đoạn 2010-2019, toàn xã đã thực hiện xây dựng mới và bê tông hóa được 32,12 km, trong đó:

+ Đường trục xã 10,8 km.

+ Đường trục thôn 16,2 km.

+ Đường ngõ xóm 4,02 km.

+ Đường nội đồng 1,1 km.

- Tổng kinh phí xây dựng đường giao thông là: 20,66 tỷ đồng.

* So sánh kết quả so với khi chưa thực hiện chương trình.

- Đường trục thôn được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp của Bộ Xây dựng là 27km/ 33,27 km, đạt 81,15%.

- Đường ngõ xóm được cứng hoá 4,02 km/ 5,47 km đạt 73,49 %,

- Đường trục chính nội đồng được cứng hoá 1,1km/ 2,1km đạt 52,38%.

3.2- Về Thủy lợi:

- Tu sửa và làm mới hệ thống cống hồ Rục Cúc với tổng kinh phí 250 triệu đồng.

- Kiên cố hoá được 1,89 km mương nội đồng đạt 18,34%, tổng kinh phí đầu tư là 1.43 tỷ đồng và thường xuyên nạo vét 6,2 km kênh mương nội đồng,

3.3- Điện nông thôn:

Đến nay, toàn xã đã có 06 trạm biến áp, tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn xã tăng từ 95,3% năm 2010 lên 100% năm 2019.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển rộng khắp trên địa bàn xã xã. Điểm bưu điện văn hóa xã đã có Internet tốc độ cao, vùng phủ sóng 3G đạt trên 80% dân số. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông. Toàn xã đã có 5/5 thôn đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông (đạt 100%).

3.4. Trường học:

a) Trường Mầm non:

Giai đoạn 2011 -2019 : Đầu tư Xây mới và tu sửa trường mầm non với số tiền đầu tư 6 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 5,7 tỷ đồng, phụ huynh góp 300 triệu đồng.

b) Trường Tiểu học:

Xây mới các phòng chức năng, tu sửa, nâng cấp các phòng học, sân chơi, cổng với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 1,28 tỷ đồng, phụ huynh hỗ trợ 120 triệu

c) Trường THCS:

- Đầu tư, tu sửa, xây mới khu nhà chức năng, 10 phòng học, khu vệ sinh, nhà xe với tổng giá trị 2,27 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 1,87 tỷ đồng, phụ huynh hỗ trợ 400 triệu đồng.

* Tổng kinh phí đầu tư xây dựng trường học là 10,1 tỷ đồng.

- So sánh với năm 2011: 3 trường đều được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp phòng học, xây mới phòng chức năng, xây dựng chỉnh trang các sân chơi, bãi tập tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học, phát huy thành tích cao trong sự nghiệp giáo dục của địa phương.

3.5- Y tế:

- Sữa chữa nâng cấp trạm y tế xã tổng số tiền thực hiện 473 triệu đồng; Trạm y tế được xây dựng đảm bảo cho việc khám chữa bệnh nhân dân, trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư hiện đại;

3.6- Cơ sở vật chất văn hoá:

- Sửa chữa 3 nhà văn hoá Ngọc Long, Ngọc Trạo, Dọc Dành và làm mới 01 nhà văn hóa thôn Ngọc Thanh với số tiền 930 triệu đồng, Xây mới và nâng cấp sân thể thao của xã, thôn , với tổng số tiền 120 triệu đồng.

- Tính đến nay, nhà văn hoá và khu thể thao các thôn được đầu tư xây mới, nâng cấp 4/5 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn theo cấp Bộ VHTT&DL.

3.7- Nhà ở dân cư:

- Tổng số nhà ở dân cư 1.132 hộ, số hộ có nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí bộ xây dựng 100% , trong đó xây mới nhà cao tầng 83 nhà, với tổng giá trị 58,1 tỷ đồng; trong đó nhà nước hỗ trợ người có công 1,18 tỷ đồng còn lại là nhân dân đầu tư.

4- Phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo, vệ sinh môi trường.

4.1- Văn hóa:

- Phong trào TDTT ở các thôn được quan tâm phát triển mạnh mẽ từ việc củng cố lại hoạt động của các Câu lạc bộ Bóng chuyền, bóng truyền hơi, bóng đá, Bóng chuyền, Kéo Co đến việc hình thành câu lạc bộ dưỡng sinh, đi bộ, đánh bóng hơi, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ liên thế hệ đã thu hút đông đảo nhân dân, gia đình tham gia ở mọi độ tuổi. Hàng năm, Đảng uỷ - UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động VN-TDTT chào mừng kỷ niệm (30/4 – 1/5) Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Chiến khu Ngọc Trạo 19/9, Tết cổ truyền... với mục đích tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các thôn, đơn vị, câu lạc bộ tạo được sự đoàn kết - gắn bó trong nhân dân từ đó phát hiện nhân tài trong các bộ môn thể thao để bồi dưỡng phát triển, tham gia các hội thao do huyện tổ chức đạt kết quả cao.

- Phong trào văn hoá văn nghệ trên địa bàn xã Ngọc Trạo có thể khẳng định là một thế mạnh. Vào các dịp lễ kỷ niệm của quê hương đất nước hàng năm, đặc biệt vào ngày Đại đoàn kết toàn dân (18/11), các buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức thu hút đông đảo bà con nhân dân trong xã, ngoài xã đến cổ vũ: Đoàn thanh niên xã phối hợp chủ trì tổ chức liên hoan tiếng hát “Đêm hội trăng rằm” vào dịp tết Trung thu; liên hoan văn nghệ các làng văn hoá và tổ chức liên hoan tiếng hát vào dịp 19/9 hàng năm. Đoàn Thanh Niên tổ chức hội thi Văn nghệ tuyên truyền Nông thôn mới 26/3; Hội Phụ nữ xã tổ chức hàng năm vào dịp 8/3, 20/10 bằng các hội thi văn nghệ với chủ đề “hát ru, hát dân ca”, Hội thị “cán bộ hội viên giỏi, hội viên khéo tay, nội trợ giỏi, phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới” qua hình thức hát, tiểu phẩm và trả lời vấn đáp theo chủ đề.

4.2- Giáo dục đào tạo:

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - UBND xã, BGH 3 trường thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Thông qua các thi đua lớn trong năm, thi đua dạy tốt, học tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Kết quả: Xã đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT đạt 100%. 3/3 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Công tác PCGD-XMC được UBND huyện công nhận chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ. (Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND huyện Thạch Thành về việc công nhận kết quả đạt chuẩn PCGD, XMC năm 2018). Phong trào Khuyến học của xã năm 2018 được Hội khuyến học huyện tặng giấy khen.

- Về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là công tác được Đảng.

- UBND xã quan tâm thường xuyên bằng việc phối hợp, đấu mối với các cơ quan, doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn như việc tổ chức lớp nghề “chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản” của Hội CCB, Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên; Phối hợp với Trạm Khuyến nông mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trâu bò, dê, gà, ong mật... Đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn xã đạt 65%.

4.3- Y tế:

- Trạm y tế xã tiếp tục được nâng cấp khang trang sạch đẹp; có 02 bác sỹ, 02 y sỹ, có 7 phòng chức năng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia mua BHYT, đến nay toàn xã có 4199/4374 người có thẻ BHYT, đạt 96%.

4.4- Môi trường:

Từ khi xây dựng nông thôn mới, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã luôn được chú trọng và tổ chức quản lý thường xuyên; BCĐ xã đã phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, các ngành, đoàn thể, các thôn phụ trách các đơn vị Tuyên truyền cho nhân dân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường;

Hội nông dân xã chịu trách nhiệm quản lý, thu rom rác thải đồng ruộng, hiện tại đã xây dựng được trên 70 hố rác các xứ đồng chứa bao bì, thuốc BVTV và triển khai thu gom 4 lần/năm; giao cho các đoàn thể như Hội phụ nữ - Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên đảm nhận quản lý các trục đường trong khu dân cư và làm vệ sinh 1 lần/tháng; Ngoài ra Đoàn Thanh niên phối hợp với Ban QLDT Chiến khu quản lý Nhà bia và khu trung tâm Di tích Chiến khu Ngọc Trạo.

Các chỉ tiêu cơ bản trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã trong thời gian qua: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. Hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh là 693 hộ đạt 66,82%. 52 cơ sở sản xuất kinh doanh đạt 100 % tiêu chuẩn về môi trường, trong quá trình sản xuất không có hiện tượng xả nước thải ra môi trường, chất thải rắn được thu gom xử lý. Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp được tổ chức thường xuyên. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, trồng cây xanh, thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân.

- Trên các trục đường chính của xã, thôn được trồng hoa và cây xanh 3,7 km đạt 57,3% và xây các ô trồng hoa thay cỏ dại, nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp, (có trên 2,5km đường được bố trí các bồn trồng hoa)

- Về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo đúng quy định, không có trường hợp nào vi phạm VSATTP trên địa bàn xã.

5- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh trật tự:

Xã có 18/18 cán bộ, công chức, đạt chuẩn, đạt 100%. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Kết quả đánh giá xếp loại hàng năm các đoàn thể đều đạt TSVM được TW, tỉnh, huyện tặng giấy khen. Đảng bộ, chính quyền hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. An ninh chính trị và Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững, năm 2017 và 2018 được Giám đốc công an tỉnh tăng giấy khen đảm bảo công tác ANTT trên địa bàn xã. Ban chỉ đạo ANTT xã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau 10 năm thực hiện Đề án 375 và Chỉ thị số 10 của UBND Tỉnh.

6- Đánh giá mực độ đạt được theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới:

- Kết quả tự đánh giá việc thực hiện xây dựng xã NTM đến nay, xã đã đạt 15/19 tiêu chí.

Đối với xây dựng thôn NTM: Tính đến nay, tổng số 2/5 thôn đã đạt 14/14 tiêu chí xây dựng NTM; hiện nay xã đang chỉ đạo 01 thôn hoàn thiện hồ sơ đề nghị huyện công nhận thôn đạt chuẩn NTM 2019.

7- Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực từ năm 2011- 2019:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 95,06 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 4,28 tỷ đồng. (trong đó có 1,18 tỷ từ nguồn hỗ trợ sữa chữa, làm mới nhà đối với người có công)

- Ngân sách tỉnh, huyện: 9,25 tỷ đồng.

- Ngân sách xã: 0,47 tỷ đồng.

- Vốn huy động nhân dân: 75,16 tỷ đồng. (trong đó nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở 56,92 tỷ đồng, đầu tư xây dựng các công trình công cộng 18,24 tỷ đồng)

- Vốn tín dụng: 0

- Vốn khác: 5,9 tỷ đồng.

IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG

1- Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2010-2020:

Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2010 – 2020 được sự quan tâm của Tỉnh, của Huyện, sự chỉ đạo sát sao của Ban chấp hành, Ban quản lý NTM xã, sự đồng tình ủng hộ, vào cuộc của cán bộ Đảng viên và nhân dân toàn xã cơ bản tiêu chí đề ra đều hoàn thành và ngày càng phát triển bền vững hơn. Đến nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM được giữ vững và phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang, sạch đẹp; môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện. 5/5 thôn có đường hoa cây cảnh, rãnh thoát nước, vườn hộ được cải tạo sạch sẽ, gọn gàng, quy mô; cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản đáp ứng được các nhu cầu, sinh hoạt và giải trí của nhân dân trên địa bàn; đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.

2- Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ còn chậm như chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, cỏ, NTTS…, phát triển trang trại, gia trại và các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới kênh mương nội đồng, hố rác gia đình, môi trường đạt thấp;

- Thu hút, thành lập vốn đầu tư của doanh nghiệp trong phát triển tại địa phương kết quả đạt không cao.

- Công tác giảm nghèo chưa đạt so với lộ trình đề ra.

- Tình hình an ninh trật tự ở một số đơn vị còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định như tệ nạn ma tuý, số đề, tệ nạn chộm cắp tài sản của nhân dân vẫn còn xảy ra…

- Tỷ lệ thôn đạt chuẩn tiêu chí môi trường và chuẩn nông thôn NTM đạt thấp.

- Nguồn lực thực hiện trương trình còn hạn chế, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để nhân rộng; nhất là các mô hình phát triển sản xuất công nghệ cao, mô hình vườn mẫu...

3- Nguyên nhân của kết quả đạt được và tồn tại:

* Nguyên nhân của kết quả đạt được:

- Đảng uỷ - Ban chỉ đạo xã đã chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ, xác định rõ nhiệm vụ chức năng, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị của xã và cơ sở để cam kết thi đua tổ chức thực hiện, quan tâm huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng xã NTM mới thành công và bền vững.

- Đội ngũ cán bộ xã có cách làm chủ động, sáng tạo, quyết liệt, phù hợp với điều kiện và đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau và mức độ đến đâu cho phù hợp.

- Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức, đặc biệt là việc huy động nguồn lực của con em địa phương đang công tác trong và ngoài tỉnh.

- Sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ quyết liệt và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm từng công việc cụ thể, tăng cường kiểm tra, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với công tác phân loại cán bộ - Đảng viên, xếp loại chi bộ và công tác thi đua khen thưởng hàng năm.

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến còn một số nội dung tuyên truyền chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, do đó vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chưa thực sự sâu sắc, chưa đầy đủ về xây dựng nông thôn mới, vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

- Trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo có lúc, có việc chưa sâu sát, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ có thời điểm chưa thực sự quyết liệt và linh hoạt.

- Nguồn lực đầu tư cho các dự án trong Chương trình xây dựng nông thôn mới cho địa phương còn ở mức thấp và chưa tập trung.

4- Bài học kinh nghiệm:

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM thời gian qua, BCĐ PTNN & XD NTM xã Ngọc Trạo rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng uỷ – UBND xã cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện quy chế dân chủ, làm tốt công tác tuyên truyền vận động tạo được sự đông thuận, nhất trí cao trong nhân dân.

- Hai là, định hướng và chỉ đạo cho các thôn đăng ký nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, linh hoạt trong việc lựa chọn nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trước, việc khó đòi hỏi nhiều vốn, nhiều thời gian thì phân kỳ thực hiện để đảm bảo tính chắc chắn và hiệu quả.

- Ba là, biểu dương khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, tổ chức công tác sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng hàng năm.

- Bốn là, có cơ chế chính sách cụ thể để kịp thời hỗ trợ, động viên trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất.

- Năm là, Cán bộ, công chức, đảng viên, phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào xây dựng NTM.

- Sáu là, phải chủ động tích cực tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân giữ vững và phát huy các tiêu chí nông thôn mới một cách thường xuyên, bền vững để mọi người tự giác và có trách nhiệm xây dựng quê hương, làng xóm ngày một tốt hơn.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TIẾP TỤC TRONG

NĂM 2020

I. DỰ KIẾN MỤC TIÊU PHẦN ĐẤU NĂM 2020

Giữ vững danh hiệu Trường – Trạm chuẩn quốc gia theo Bộ tiêu chí Quốc gia; tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển bền vững các tiêu chí, quan tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên, phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 46 triệu đồng/người/năm; Hộ nghèo dưới 5%. Đảng bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, 100% tổ chức trong hệ thống chính trị đạt tiên tiến, xuất sắc, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới trong năm 2020.

II- CÁC NHIỆM VỤ TRONG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới để giữ vững các kết quả đã đạt được.

2. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả phong tràoToàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, gắn với các phong trào thi đua do các cấp phát động. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cơ sở nhằm tạo sức mạnh tổng hợp góp phần xây dựng nông thôn mới.

3. Tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh Tiểu thủ công nghiệp - kinh doanh - dịch vụ ngành nghề, đồng thời quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới.

4. Tập trung huy động các nguồn lực để giữ vững và nâng cao chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật như kênh mương, giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hướng tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

5. Thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Phấn đấu trong năm 2020 hình thành từ 1-3 mô hình tích tụ ruộng đất từ 5 ha trở lên.

6. Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị các phòng học, đổi mới phương pháp dạy và học ở các bậc học, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

7. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại ngay tại cơ sở.

ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SAU NĂM 2020

I- QUAN ĐIỂM

Tiếp tục lãnh chỉ đạo, tập trung huy động mọi nguồn lực để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được và hướng tới thực hiện thành công 19/19 vào năm 2025.

II- MỤC TIÊU

1- Mục tiêu chung:

Phấn đấu đạt xã nông thôn mới năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Giai đoạn 2021-2025

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới: 5/5 thôn;

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 5/5 thôn;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 60 triệu đồng/người/năm trở lên;

- Tỷ lệ hộ nghèo: dưới 1%;

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 97% trở lên;

- Môi trường và an toàn thực phẩm được giữ vững;

- An ninh trật tự ổn định.

b- Giai đoạn 2026-2030:

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 5/5 thôn.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 65 triệu đồng/người/năm trở lên

- Tỷ lệ hộ nghèo: dưới 1%

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 100%

- Môi trường và an toàn thực phẩm được giữ vững

- An ninh trật tự ổn định

III- MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Những nhiệm vụ trọng tâm:

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu tới tất cả cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các quy hoạch trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện. Xây dựng mới các quy hoạch chi tiết, nhất là các quy hoạch liên vùng phát triển các sản phẩm chủ lực; tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch.

- Triển khai thực hiện thành công Đề án “Tái cơ cấu sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ.

- Huy động tổng hợp, xã hội hóa nguồn lực, ưu tiên ngân sách để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò quản lý của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

2- Một số giải pháp chủ yếu:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để thực hiện tốt phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM” bằng nhiều hình thức để cán bộ và nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia xây dựng xã NTM, NTM nâng cao, xã, thôn NTM kiểu mẫu.

- Bám sát mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM hàng năm của huyện để xây dựng mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM của địa phương một cách cụ thể, có tính khả thi cao; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, để tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét, thực chất, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, tập trung vào các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc liên kết, cung ứng và bao tiêu sản phẩm, các mô hình vườn mẫu; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cấp xã, lựa chọn sản phẩm truyền thống, có lợi thế của địa phương, có giá trị, sức cạnh tranh cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xây dựng thương hiệu nhằm đem lại lợi nhuận cao cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường, tiếp tục vận động nhân dân đầu tư xây dựng các tuyến đường hoa, cây cảnh, đường điện chiếu sáng trong khu dân cư để thay đổi cảnh quan nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh và giữ vững an ninh, trật tự tại các thôn.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực, đa dạng hoá các nguồn vốn để xây dựng NTM; ngoài nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, của tỉnh, của huyện, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM; kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của con em thành đạt xa quê, vận động nhân dân tự nguyện tham gia góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng NTM.

3- Đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:

- Đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư và chỉ đạo để xã Ngọc Trạo sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và xã NTM kiểu mẫu.

IV- DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn: Khoảng 60,5 tỷ đồng

2. Dự kiến khả năng huy động các nguồn lực

a. Ngân sách Nhà nước: 20,5 tỷ đồng

b. Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 30 tỷ

c. Vốn tín dụng:10 tỷ đồng.

Trên đây là kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và dự kiến mục tiêu giai đoạn 2021-2025; 2025-2030 của xã Ngọc Trạo.

Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Đăng lúc: 13/08/2019 00:00:00 (GMT+7)

Sáng ngày 13/8/2019 tại hội trường UBND xã Ngọc Trạo, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Ngọc Trạo đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Sáng ngày 13/8/2019 tại hội trường UBND xã Ngọc Trạo, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Ngọc Trạo đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Về dự và chỉ đạo hội nghị có Đ/c Nguyễn Minh Tuân - Ủy viên BTV- Trưởng ban dân vận huyện ủy – Chủ tịch UBMTTQ huyện Thạch Thành. Đ/c Đỗ Thị Phiến Ủy viên BCH Đảng bộ huyện – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành. Về dự hội nghị có các đồng chí trong BTV Đảng ủy, BCH Đảng bộ xã, thành viên BCĐ XDNTM, đại diện MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cùng các đồng chí Bí thư, trưởng thôn, hiệu trưởng các trường, Giám đốc HTX DV NN Ngọc Tiến, Trạm trưởng trạm y tế, trạm trưởng trạm BVRPH Ngọc An, trưởng phó Công an, Quân sự. Và đại diện 9 tập thể và 19 cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong XDNTM giai đoạn 2010-2020 được biểu dương tôn vinh.

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:

Ngọc Trạo là một xã thuộc huyện miền núi của huyện Thạch Thành, cách trung tâm huyện 15km về phía Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 1.676 ha, dân số là 4.326 nhân khẩu, có 05 thôn, 3 Trường học, 1 Trạm Y tế và 1 Trạm BQLRPH Thạch Thành.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Ngọc Trạo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng; bộ mặt nông thôn thực sự đổi mới và khởi sắc, các công trình nhà cửa khang trang, đường giao thông thuận tiện, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và văn hoá tinh thần được nâng lên, nhân dân phấn khởi tích cực tăng gia lao động sản xuất để nâng cao thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

1- Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cùng các Sở, ngành tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện. Từ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được triển khai kịp thời từ trong Đảng ra đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới.

2- Khó khăn:

Là xã có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí có nâng lên nhưng chưa đồng đều; Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí qui định, nhưng mức độ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, như giao thông, môi trường chưa đạt chuẩn theo tiêu chí.

Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới khi đi vào thực tế không phù hợp phải kiến nghị thay đổi, điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hầu hết đều đồng thuận cao cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, nhưng từng lúc vẫn có một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện mà chưa thấy vai trò chủ thể của mình. Đối với nguồn nhân lực cán bộ xã, thôn còn hạn chế nên việc vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhiều lúc đạt kết quả còn thấp.

Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Công tác chỉ đạo điều hành trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã từng lúc chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu quyết liệt.

Một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới nên còn gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện.

Về mặt địa lý không thuận lợi, tài nguyên khoáng sản không có, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

II- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1- Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình:

- Từ Năm 2011, Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã Ban hành quyết định số 21-QĐ/ĐU ngày 01/12/2011 về thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch số 04 KH/ĐU ngày 05/12/2011 về tổ chức xây dựng hệ thống chính trị theo tiêu chí NTM, đồng thời phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới;

Năm 2011 Đảng bộ xã đã ra Quyết định số 21-QĐ/ĐU ngày 17/12/2011 về thành lập BCĐ xây dựng Chương trình xây dựng NTM.

Đảng bộ đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do Đ/C Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó ban; xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, và các bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo;

- UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới để điều hành thực hiện các tiêu chí, quản lý xây dựng các dự án, mô hình đồng thời tiếp nhận nguồn vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng, về phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thành lập các tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã về công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, đề án; công tác tuyên truyền và vận động.

+ Thành lập 06 Ban phát triển nông thôn mưới cấp thôn để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời phát động thi đua xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cho các hộ ký cam kết xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch của thôn...

- Hàng năm, thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM của xã; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ và các quy đinh, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và huyện.

2- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và cơ chế chính sách

2.1- Các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện:

- Quyết định số 21 –QĐ/ĐU ngày 13/12/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình XDNTM trên địa bàn xã .

- Quyết định số 22-QĐ/ĐU ngày 15/12/2011 của Đảng ủy xã về phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐ xã phụ trách các thôn và các tiêu chí.

- Kế hoạch số 07-KH/ĐU ngày 17/12/2011 về việc tổ chức xây dựng hệ thống chính trị theo tiêu chí NTM.

- Quyết định số 15-QĐ/ĐU ngày 21/01/2012 về việc thành lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

- Quyết định số 35 QĐ – UBND ngày 11/03/2012 về việc thành lập ban quản lý XDNTM.

- Quyết định số 03/QĐ/ĐU ngày 15/03/2014 về việc kiện toàn BCĐ xây dựng NTM xã.

- Quyết định số 103/QĐ – UBND ngày 17/03/2014 về việc kiện toàn BQL XDNTM xã.

- Thông báo số 114/TB –UBND ngày 21/03/2014 về việc phân công thành viên ban quản lý xây dựng NTM xã.

- Kế hoạch số 13/KH – UBND ngày 09/04/2015 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 05/04/2016 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 11/KH – UBND ngày 07/04/2017 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

- Kế hoạch số 19/KH – UBND ngày 25/04/2018 về kiểm tra kinh tế - xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn 6 thôn.

2.2- Các cơ chế hỗ trợ của xã trong xây dựng nông thôn mới:

Để tạo động lực khuyến khích các thôn trong xây dựng các tiêu chí về xây dựng cơ bản, về hoạt động văn hoá – tinh thần, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Hàng năm, Tỉnh, Huyện, xã triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ như:

- Hỗ trợ kinh phí, xi măng cho các thôn, nhóm hộ nâng cấp đường giao thông nông thôn – mương tiêu thoát nước khu dân cư, lề đường;

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong dịp lễ kỷ niệm 30/4 và Quốc khánh 2/9, 19/9, Tết cổ truyền;

- Hỗ trợ kinh phí cho các Trường học trong xã nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng – dạy;

- Hỗ trợ kinh phí phát triển trang trại;

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới nhà văn hoá thôn thôn Ngọc Thanh với số tiền 400 triệu đồng.

3- Công tác tuyên truyền:

- Đảng uỷ xã bàn hành các nghị quyết về xây dựng nông thôn mới trong các năm từ 2011-2019 nhằm cụ thể các nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gắn với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong 9 năm Đảng uỷ đã tổ chức trên 50 hội nghị để quán triệt, chỉ đạo tuyên truyền các nội dung, kế hoạch tới các đảng viên trong Đảng bộ học tập và thực hiện.

- Đã chỉ đạo các ngành đoàn thể, bộ phận chuyên môn tuyên truyền về mục tiêu xây dựng nông thôn mới tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã thông qua các hình thức như băng zôn, khẩu hiệu, truyền thanh, kết quả đã tổ chức trên 130 hội nghị; dựng trên 135 pano, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng NTM; tổ chức biên tập và phát sóng hơn 170 tin bài trên đài truyền thanh xã, thôn.

- Ở xã đã thành lập Tổ tuyên truyền, tổ vận động để tham mưu cho Ban chỉ đạo xã nội dung tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM, đồng thời phối hợp với các thôn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường GTNT; Ngoài ra, xã đã thành lập trang thông tin điện xã Ngọc Trạo để đăng các tin bài, các kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới để nhân dân trong và ngoài xã nắm bắt, chia sẻ... điều đặc biệt là từ khi đưa vào hoạt động đã khích lệ được rất nhiều con - em thành đạt của địa phương đang học tập, công tác ở mọi miền tổ quốc chung sức, ủng hộ kinh phí về địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng như Đường bê tông, Cổng làng, Nhà văn hóa thôn và các thiết chế văn hoá ...

- Ủy ban MTTQ xã đã thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới ” gắn với xây dựng nông thôn mới bằng các phong trào như: Tổ chức hội Nông dân, Hội CCB thực hiện đoạn đường tự quản, Hội Phụ nữ với phong trào “Năm không, ba sạch”; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội CCB với phong trào trồng hoa thay cỏ dại trên các trục đường ....

- Đảng ủy xã đã chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc thi: “Bí thư chi bộ giỏi”, hội thi “Hội thi Phụ nữ chung tay xây dựng NTM”, đoàn thanh niên tổ chức hội thi tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. các hội thi đấu TDTT hành năm đã góp phần tích cực trong việc đoàn kết, kêu gọi các tầng lớp nhân dân trong xã đồng thuận hưởng ứng và chung sức xây dựng nông thôn mới

4- Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình:

Hàng năm, Ban chỉ đạo xã đã phối hợp với cấp trên để cử cán bộ đi tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn với tổng số cán bộ tham gia 27 người (tập huấn tại tỉnh 4 người, tại huyện 6 người và tại xã 17 người).

Việc tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt ở địa phương, đặc biệt ở cấp thôn sau khi được tập huấn đã chủ động trong việc xây dựng nghị quyết, kế hoạch, nội dung công việc để tổ chức cho nhân dân thực hiện, việc quản lý kinh phí từ nguồn thu đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình của thôn được chặt chẽ, công khai, dân chủ, thu - chi rõ ràng tạo được lòng tin của nhân dân.

III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.

1- Công tác lập quy hoạch:

Có Quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2226/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 5 năm 2012 của UBND huyện Huyện Thạch Thành.

- Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; đã hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

- Có quy chế quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nội dung quy hoạch nông thôn mới được xây dựng lồng ghép từ 3 quy hoạch chuyên ngành gồm:

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Quy hoạch phát triển đất nông nghiệp;

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường, phát triển các khu dân cư mới trên địa bàn xã.

2- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:

Từ năm 2011 khi bước vào xây dựng nông thôn mới, ĐU-HĐND-UBND xã xác định mục tiêu xây dựng NTM phải gắn liền với cuộc sống người dân được nâng cao. Chính vì vậy việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của xã, tăng thu nhập cho người dân, tạo sự phát triển mạnh về kinh tế được Đảng ủy và chính quyền quan tâm hàng đầu.

2.1- Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp:

Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông, Trường dạy nghề huyện, phòng Nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, , Nghề thêu ren, mây tre đan, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nhân dân trên địa bàn xã.

Xã Ngọc Trạo được hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Dự án máy cấy không động cơ, máy cày công nghiệp 3 cái.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã, quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn, thực hiện sản xuất đúng theo quy hoạch và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc sử dụng tài nguyên đất đai được hợp lý, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao; lượng sản xuất hàng hóa ra trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản luôn được duy trì và tăng qua các năm, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho nhân dân trong xã. Giá trị làm ra của một lao động nông thôn tăng bình quân tăng 350% so với năm bắt đầu xây dựng NTM (Tăng từ 1,6 triệu triệu đồng/lao động/tháng lên 5,6 triệu đồng/lao động/tháng). Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 36,4 triệu đồng/người/năm, tăng 25,8 triệu đồng/ người so với năm 2011.

b. Công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:

Song song với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua cấp ủy Đảng và chính quyền xã đã không ngừng tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế chính sách hỗ trợ, nhằm phát triển đa dạng hóa các ngành nghề, hoạt động dịch vụ thương mại, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đến năm 2018, trên địa bàn xã có 05 doanh nghiệp; 01 HTX-NN&DV hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có 05 cơ sở sản xuất gạch không nung, có 11 hộ nghề mộc – đồ gỗ mỹ nghệ, 05 hộ cơ khí , ngoài ra trên địa xã còn có trên 152 hộ cá thể tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực ngành nghề khác.

- Dịch vụ thương mại, ngành nghề nông thôn có bước phát triển mạnh góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Công tác xuất khẩu lao động đến nay toàn xã có 63 lao động đi xuất khẩu, thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cho thu nhập bình quân ước tính 40- 50 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm đem về nguồn thu nhập lớn cho địa phương. Lao động tại các công ty may và các công ty khác khoảng hơn 1000 lao động

- Phong trào của các đoàn thể như: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên về sản xuất kinh doanh giỏi được phát động hàng năm, đem lại kết quả cao, có hàng trăm hộ đạt gia đình sản xuất và kinh doanh giỏi.

c- Kết quả nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân:

Chính những nỗ lực vì đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển nhưng phải bền vững, đến nay đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập bình quân đầu người trong xã năm 2011 mới đạt 10,6 triệu đồng/người/năm, đến năm 2018 đạt 36,4 triệu đồng/người/năm, và đến năm 2019 Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người là 40 triệu đồng/người/năm.

- Phong trào “Vì người nghèo” được toàn thể nhân dân, các ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm đặc biệt trong chương trình xây dựng nông thôn mới; Hàng năm có nhiều hình thức giúp đỡ hộ nghèo trong cuộc sống, phát triển kinh tế … như Hội CCB, Hội phụ nữ xã, hội nông dân, Đoàn Thanh niên xã tổ chức phối hợp với ngân hàng nông nghiệp, chính sách hướng dẫn cho các hộ vay các nguồn vốn ưu đãi phát triên kinh tế, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng. Kết quả, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã 117 hộ bằng 11,54%, đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm còn 80 hộ bằng 7,31%.

3- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

3.1- Giao thông nông thôn:

- Trong giai đoạn 2010-2019, toàn xã đã thực hiện xây dựng mới và bê tông hóa được 32,12 km, trong đó:

+ Đường trục xã 10,8 km.

+ Đường trục thôn 16,2 km.

+ Đường ngõ xóm 4,02 km.

+ Đường nội đồng 1,1 km.

- Tổng kinh phí xây dựng đường giao thông là: 20,66 tỷ đồng.

* So sánh kết quả so với khi chưa thực hiện chương trình.

- Đường trục thôn được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp của Bộ Xây dựng là 27km/ 33,27 km, đạt 81,15%.

- Đường ngõ xóm được cứng hoá 4,02 km/ 5,47 km đạt 73,49 %,

- Đường trục chính nội đồng được cứng hoá 1,1km/ 2,1km đạt 52,38%.

3.2- Về Thủy lợi:

- Tu sửa và làm mới hệ thống cống hồ Rục Cúc với tổng kinh phí 250 triệu đồng.

- Kiên cố hoá được 1,89 km mương nội đồng đạt 18,34%, tổng kinh phí đầu tư là 1.43 tỷ đồng và thường xuyên nạo vét 6,2 km kênh mương nội đồng,

3.3- Điện nông thôn:

Đến nay, toàn xã đã có 06 trạm biến áp, tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn xã tăng từ 95,3% năm 2010 lên 100% năm 2019.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển rộng khắp trên địa bàn xã xã. Điểm bưu điện văn hóa xã đã có Internet tốc độ cao, vùng phủ sóng 3G đạt trên 80% dân số. Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông. Toàn xã đã có 5/5 thôn đạt tiêu chí Thông tin và truyền thông (đạt 100%).

3.4. Trường học:

a) Trường Mầm non:

Giai đoạn 2011 -2019 : Đầu tư Xây mới và tu sửa trường mầm non với số tiền đầu tư 6 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 5,7 tỷ đồng, phụ huynh góp 300 triệu đồng.

b) Trường Tiểu học:

Xây mới các phòng chức năng, tu sửa, nâng cấp các phòng học, sân chơi, cổng với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 1,28 tỷ đồng, phụ huynh hỗ trợ 120 triệu

c) Trường THCS:

- Đầu tư, tu sửa, xây mới khu nhà chức năng, 10 phòng học, khu vệ sinh, nhà xe với tổng giá trị 2,27 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 1,87 tỷ đồng, phụ huynh hỗ trợ 400 triệu đồng.

* Tổng kinh phí đầu tư xây dựng trường học là 10,1 tỷ đồng.

- So sánh với năm 2011: 3 trường đều được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp phòng học, xây mới phòng chức năng, xây dựng chỉnh trang các sân chơi, bãi tập tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học, phát huy thành tích cao trong sự nghiệp giáo dục của địa phương.

3.5- Y tế:

- Sữa chữa nâng cấp trạm y tế xã tổng số tiền thực hiện 473 triệu đồng; Trạm y tế được xây dựng đảm bảo cho việc khám chữa bệnh nhân dân, trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư hiện đại;

3.6- Cơ sở vật chất văn hoá:

- Sửa chữa 3 nhà văn hoá Ngọc Long, Ngọc Trạo, Dọc Dành và làm mới 01 nhà văn hóa thôn Ngọc Thanh với số tiền 930 triệu đồng, Xây mới và nâng cấp sân thể thao của xã, thôn , với tổng số tiền 120 triệu đồng.

- Tính đến nay, nhà văn hoá và khu thể thao các thôn được đầu tư xây mới, nâng cấp 4/5 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn theo cấp Bộ VHTT&DL.

3.7- Nhà ở dân cư:

- Tổng số nhà ở dân cư 1.132 hộ, số hộ có nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí bộ xây dựng 100% , trong đó xây mới nhà cao tầng 83 nhà, với tổng giá trị 58,1 tỷ đồng; trong đó nhà nước hỗ trợ người có công 1,18 tỷ đồng còn lại là nhân dân đầu tư.

4- Phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo, vệ sinh môi trường.

4.1- Văn hóa:

- Phong trào TDTT ở các thôn được quan tâm phát triển mạnh mẽ từ việc củng cố lại hoạt động của các Câu lạc bộ Bóng chuyền, bóng truyền hơi, bóng đá, Bóng chuyền, Kéo Co đến việc hình thành câu lạc bộ dưỡng sinh, đi bộ, đánh bóng hơi, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ liên thế hệ đã thu hút đông đảo nhân dân, gia đình tham gia ở mọi độ tuổi. Hàng năm, Đảng uỷ - UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động VN-TDTT chào mừng kỷ niệm (30/4 – 1/5) Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Chiến khu Ngọc Trạo 19/9, Tết cổ truyền... với mục đích tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các thôn, đơn vị, câu lạc bộ tạo được sự đoàn kết - gắn bó trong nhân dân từ đó phát hiện nhân tài trong các bộ môn thể thao để bồi dưỡng phát triển, tham gia các hội thao do huyện tổ chức đạt kết quả cao.

- Phong trào văn hoá văn nghệ trên địa bàn xã Ngọc Trạo có thể khẳng định là một thế mạnh. Vào các dịp lễ kỷ niệm của quê hương đất nước hàng năm, đặc biệt vào ngày Đại đoàn kết toàn dân (18/11), các buổi liên hoan văn nghệ được tổ chức thu hút đông đảo bà con nhân dân trong xã, ngoài xã đến cổ vũ: Đoàn thanh niên xã phối hợp chủ trì tổ chức liên hoan tiếng hát “Đêm hội trăng rằm” vào dịp tết Trung thu; liên hoan văn nghệ các làng văn hoá và tổ chức liên hoan tiếng hát vào dịp 19/9 hàng năm. Đoàn Thanh Niên tổ chức hội thi Văn nghệ tuyên truyền Nông thôn mới 26/3; Hội Phụ nữ xã tổ chức hàng năm vào dịp 8/3, 20/10 bằng các hội thi văn nghệ với chủ đề “hát ru, hát dân ca”, Hội thị “cán bộ hội viên giỏi, hội viên khéo tay, nội trợ giỏi, phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới” qua hình thức hát, tiểu phẩm và trả lời vấn đáp theo chủ đề.

4.2- Giáo dục đào tạo:

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - UBND xã, BGH 3 trường thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Thông qua các thi đua lớn trong năm, thi đua dạy tốt, học tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Kết quả: Xã đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT đạt 100%. 3/3 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Công tác PCGD-XMC được UBND huyện công nhận chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ. (Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND huyện Thạch Thành về việc công nhận kết quả đạt chuẩn PCGD, XMC năm 2018). Phong trào Khuyến học của xã năm 2018 được Hội khuyến học huyện tặng giấy khen.

- Về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là công tác được Đảng.

- UBND xã quan tâm thường xuyên bằng việc phối hợp, đấu mối với các cơ quan, doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn như việc tổ chức lớp nghề “chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản” của Hội CCB, Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên; Phối hợp với Trạm Khuyến nông mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trâu bò, dê, gà, ong mật... Đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn xã đạt 65%.

4.3- Y tế:

- Trạm y tế xã tiếp tục được nâng cấp khang trang sạch đẹp; có 02 bác sỹ, 02 y sỹ, có 7 phòng chức năng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia mua BHYT, đến nay toàn xã có 4199/4374 người có thẻ BHYT, đạt 96%.

4.4- Môi trường:

Từ khi xây dựng nông thôn mới, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã luôn được chú trọng và tổ chức quản lý thường xuyên; BCĐ xã đã phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, các ngành, đoàn thể, các thôn phụ trách các đơn vị Tuyên truyền cho nhân dân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường;

Hội nông dân xã chịu trách nhiệm quản lý, thu rom rác thải đồng ruộng, hiện tại đã xây dựng được trên 70 hố rác các xứ đồng chứa bao bì, thuốc BVTV và triển khai thu gom 4 lần/năm; giao cho các đoàn thể như Hội phụ nữ - Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên đảm nhận quản lý các trục đường trong khu dân cư và làm vệ sinh 1 lần/tháng; Ngoài ra Đoàn Thanh niên phối hợp với Ban QLDT Chiến khu quản lý Nhà bia và khu trung tâm Di tích Chiến khu Ngọc Trạo.

Các chỉ tiêu cơ bản trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã trong thời gian qua: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. Hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh là 693 hộ đạt 66,82%. 52 cơ sở sản xuất kinh doanh đạt 100 % tiêu chuẩn về môi trường, trong quá trình sản xuất không có hiện tượng xả nước thải ra môi trường, chất thải rắn được thu gom xử lý. Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp được tổ chức thường xuyên. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, trồng cây xanh, thuận lợi cho việc thăm viếng của nhân dân.

- Trên các trục đường chính của xã, thôn được trồng hoa và cây xanh 3,7 km đạt 57,3% và xây các ô trồng hoa thay cỏ dại, nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp, (có trên 2,5km đường được bố trí các bồn trồng hoa)

- Về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo đúng quy định, không có trường hợp nào vi phạm VSATTP trên địa bàn xã.

5- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh trật tự:

Xã có 18/18 cán bộ, công chức, đạt chuẩn, đạt 100%. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Kết quả đánh giá xếp loại hàng năm các đoàn thể đều đạt TSVM được TW, tỉnh, huyện tặng giấy khen. Đảng bộ, chính quyền hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. An ninh chính trị và Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững, năm 2017 và 2018 được Giám đốc công an tỉnh tăng giấy khen đảm bảo công tác ANTT trên địa bàn xã. Ban chỉ đạo ANTT xã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau 10 năm thực hiện Đề án 375 và Chỉ thị số 10 của UBND Tỉnh.

6- Đánh giá mực độ đạt được theo bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới:

- Kết quả tự đánh giá việc thực hiện xây dựng xã NTM đến nay, xã đã đạt 15/19 tiêu chí.

Đối với xây dựng thôn NTM: Tính đến nay, tổng số 2/5 thôn đã đạt 14/14 tiêu chí xây dựng NTM; hiện nay xã đang chỉ đạo 01 thôn hoàn thiện hồ sơ đề nghị huyện công nhận thôn đạt chuẩn NTM 2019.

7- Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực từ năm 2011- 2019:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 95,06 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 4,28 tỷ đồng. (trong đó có 1,18 tỷ từ nguồn hỗ trợ sữa chữa, làm mới nhà đối với người có công)

- Ngân sách tỉnh, huyện: 9,25 tỷ đồng.

- Ngân sách xã: 0,47 tỷ đồng.

- Vốn huy động nhân dân: 75,16 tỷ đồng. (trong đó nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở 56,92 tỷ đồng, đầu tư xây dựng các công trình công cộng 18,24 tỷ đồng)

- Vốn tín dụng: 0

- Vốn khác: 5,9 tỷ đồng.

IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG

1- Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2010-2020:

Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2010 – 2020 được sự quan tâm của Tỉnh, của Huyện, sự chỉ đạo sát sao của Ban chấp hành, Ban quản lý NTM xã, sự đồng tình ủng hộ, vào cuộc của cán bộ Đảng viên và nhân dân toàn xã cơ bản tiêu chí đề ra đều hoàn thành và ngày càng phát triển bền vững hơn. Đến nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM được giữ vững và phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang, sạch đẹp; môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện. 5/5 thôn có đường hoa cây cảnh, rãnh thoát nước, vườn hộ được cải tạo sạch sẽ, gọn gàng, quy mô; cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản đáp ứng được các nhu cầu, sinh hoạt và giải trí của nhân dân trên địa bàn; đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần; hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.

2- Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ còn chậm như chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, cỏ, NTTS…, phát triển trang trại, gia trại và các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới kênh mương nội đồng, hố rác gia đình, môi trường đạt thấp;

- Thu hút, thành lập vốn đầu tư của doanh nghiệp trong phát triển tại địa phương kết quả đạt không cao.

- Công tác giảm nghèo chưa đạt so với lộ trình đề ra.

- Tình hình an ninh trật tự ở một số đơn vị còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định như tệ nạn ma tuý, số đề, tệ nạn chộm cắp tài sản của nhân dân vẫn còn xảy ra…

- Tỷ lệ thôn đạt chuẩn tiêu chí môi trường và chuẩn nông thôn NTM đạt thấp.

- Nguồn lực thực hiện trương trình còn hạn chế, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để nhân rộng; nhất là các mô hình phát triển sản xuất công nghệ cao, mô hình vườn mẫu...

3- Nguyên nhân của kết quả đạt được và tồn tại:

* Nguyên nhân của kết quả đạt được:

- Đảng uỷ - Ban chỉ đạo xã đã chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ, xác định rõ nhiệm vụ chức năng, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị của xã và cơ sở để cam kết thi đua tổ chức thực hiện, quan tâm huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng xã NTM mới thành công và bền vững.

- Đội ngũ cán bộ xã có cách làm chủ động, sáng tạo, quyết liệt, phù hợp với điều kiện và đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau và mức độ đến đâu cho phù hợp.

- Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức, đặc biệt là việc huy động nguồn lực của con em địa phương đang công tác trong và ngoài tỉnh.

- Sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ quyết liệt và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm từng công việc cụ thể, tăng cường kiểm tra, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với công tác phân loại cán bộ - Đảng viên, xếp loại chi bộ và công tác thi đua khen thưởng hàng năm.

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến còn một số nội dung tuyên truyền chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, do đó vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chưa thực sự sâu sắc, chưa đầy đủ về xây dựng nông thôn mới, vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

- Trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo có lúc, có việc chưa sâu sát, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ có thời điểm chưa thực sự quyết liệt và linh hoạt.

- Nguồn lực đầu tư cho các dự án trong Chương trình xây dựng nông thôn mới cho địa phương còn ở mức thấp và chưa tập trung.

4- Bài học kinh nghiệm:

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM thời gian qua, BCĐ PTNN & XD NTM xã Ngọc Trạo rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng uỷ – UBND xã cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện quy chế dân chủ, làm tốt công tác tuyên truyền vận động tạo được sự đông thuận, nhất trí cao trong nhân dân.

- Hai là, định hướng và chỉ đạo cho các thôn đăng ký nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, linh hoạt trong việc lựa chọn nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trước, việc khó đòi hỏi nhiều vốn, nhiều thời gian thì phân kỳ thực hiện để đảm bảo tính chắc chắn và hiệu quả.

- Ba là, biểu dương khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, tổ chức công tác sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng hàng năm.

- Bốn là, có cơ chế chính sách cụ thể để kịp thời hỗ trợ, động viên trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất.

- Năm là, Cán bộ, công chức, đảng viên, phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào xây dựng NTM.

- Sáu là, phải chủ động tích cực tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân giữ vững và phát huy các tiêu chí nông thôn mới một cách thường xuyên, bền vững để mọi người tự giác và có trách nhiệm xây dựng quê hương, làng xóm ngày một tốt hơn.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TIẾP TỤC TRONG

NĂM 2020

I. DỰ KIẾN MỤC TIÊU PHẦN ĐẤU NĂM 2020

Giữ vững danh hiệu Trường – Trạm chuẩn quốc gia theo Bộ tiêu chí Quốc gia; tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển bền vững các tiêu chí, quan tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên, phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 46 triệu đồng/người/năm; Hộ nghèo dưới 5%. Đảng bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, 100% tổ chức trong hệ thống chính trị đạt tiên tiến, xuất sắc, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới trong năm 2020.

II- CÁC NHIỆM VỤ TRONG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới để giữ vững các kết quả đã đạt được.

2. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả phong tràoToàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, gắn với các phong trào thi đua do các cấp phát động. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cơ sở nhằm tạo sức mạnh tổng hợp góp phần xây dựng nông thôn mới.

3. Tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh Tiểu thủ công nghiệp - kinh doanh - dịch vụ ngành nghề, đồng thời quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới.

4. Tập trung huy động các nguồn lực để giữ vững và nâng cao chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật như kênh mương, giao thông, điện, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hướng tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

5. Thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Phấn đấu trong năm 2020 hình thành từ 1-3 mô hình tích tụ ruộng đất từ 5 ha trở lên.

6. Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị các phòng học, đổi mới phương pháp dạy và học ở các bậc học, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

7. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại ngay tại cơ sở.

ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SAU NĂM 2020

I- QUAN ĐIỂM

Tiếp tục lãnh chỉ đạo, tập trung huy động mọi nguồn lực để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được và hướng tới thực hiện thành công 19/19 vào năm 2025.

II- MỤC TIÊU

1- Mục tiêu chung:

Phấn đấu đạt xã nông thôn mới năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Giai đoạn 2021-2025

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới: 5/5 thôn;

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 5/5 thôn;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 60 triệu đồng/người/năm trở lên;

- Tỷ lệ hộ nghèo: dưới 1%;

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 97% trở lên;

- Môi trường và an toàn thực phẩm được giữ vững;

- An ninh trật tự ổn định.

b- Giai đoạn 2026-2030:

- Số thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 5/5 thôn.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 65 triệu đồng/người/năm trở lên

- Tỷ lệ hộ nghèo: dưới 1%

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 100%

- Môi trường và an toàn thực phẩm được giữ vững

- An ninh trật tự ổn định

III- MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Những nhiệm vụ trọng tâm:

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu tới tất cả cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các quy hoạch trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện. Xây dựng mới các quy hoạch chi tiết, nhất là các quy hoạch liên vùng phát triển các sản phẩm chủ lực; tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch.

- Triển khai thực hiện thành công Đề án “Tái cơ cấu sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ.

- Huy động tổng hợp, xã hội hóa nguồn lực, ưu tiên ngân sách để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò quản lý của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

2- Một số giải pháp chủ yếu:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để thực hiện tốt phong trào thi đua "Chung sức xây dựng NTM” bằng nhiều hình thức để cán bộ và nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia xây dựng xã NTM, NTM nâng cao, xã, thôn NTM kiểu mẫu.

- Bám sát mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM hàng năm của huyện để xây dựng mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM của địa phương một cách cụ thể, có tính khả thi cao; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, để tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét, thực chất, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, triển khai xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, tập trung vào các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc liên kết, cung ứng và bao tiêu sản phẩm, các mô hình vườn mẫu; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cấp xã, lựa chọn sản phẩm truyền thống, có lợi thế của địa phương, có giá trị, sức cạnh tranh cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xây dựng thương hiệu nhằm đem lại lợi nhuận cao cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường, tiếp tục vận động nhân dân đầu tư xây dựng các tuyến đường hoa, cây cảnh, đường điện chiếu sáng trong khu dân cư để thay đổi cảnh quan nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh và giữ vững an ninh, trật tự tại các thôn.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực, đa dạng hoá các nguồn vốn để xây dựng NTM; ngoài nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, của tỉnh, của huyện, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM; kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của con em thành đạt xa quê, vận động nhân dân tự nguyện tham gia góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng NTM.

3- Đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:

- Đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư và chỉ đạo để xã Ngọc Trạo sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và xã NTM kiểu mẫu.

IV- DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn: Khoảng 60,5 tỷ đồng

2. Dự kiến khả năng huy động các nguồn lực

a. Ngân sách Nhà nước: 20,5 tỷ đồng

b. Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 30 tỷ

c. Vốn tín dụng:10 tỷ đồng.

Trên đây là kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và dự kiến mục tiêu giai đoạn 2021-2025; 2025-2030 của xã Ngọc Trạo.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC